Tình trạng Đường_giới_hạn_phía_Bắc

Đường biên giới này không được Triều Tiên công nhận.[15] Các lực lượng hải quân của Triều Tiên và Hàn Quốc thường xuyên tuần tra các khu vực xung quanh NLL. Do Triều Tiên không công nhận đường phân giới, tàu đánh cá của họ đánh bắt gần hoặc trên đường giới hạn, được hộ tống bởi tàu hải quân của CHDCND Triều Tiên.[16]

Quan điểm của Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC)

UNC nhấn mạnh vị thế của mình về vấn đề biên giới ngày 23/ 8/1999, tuyên bố rằng vấn đề NLL là không thể thương lượng, vì đường ranh giới đã được công nhận là đường biên giới biển trên thực tế trong nhiều năm dài giữa hai miền Triều Tiên.[3]

"NLL đã phục vụ như là một phương tiện hiệu quả ngăn ngừa căng thẳng quân sự giữa lực lượng quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc trong 46 năm. Nó phục vụ như là một đường phân định ranh giới thực tế, trong đó đã góp phần vào sự tách biệt của các lực lượng."

— 1999. 6. 11, United Nations Command[3]

UNC nhấn mạnh rằng NLL phải được duy trì cho đến khi một đường phân giới quân sự (MDL) có thể được thiết lập thông qua một Ủy ban quân sự chung dựa trên thỏa thuận đình chiến.[17]

Tuy nhiên, trong một điện tín ngoại giao Mỹ 1973, bây giờ đã được giải mật, lưu ý rằng UNC phản đối sự xâm nhập của Triều Tiên trong phạm vi 3 hải lý (5,6 km) của các đảo do UNC kiểm soát là vi phạm thỏa thuận đình chiến, nhưng không phản đối các xâm phạm NLL do NLL đã không được đề cập trong hiệp định đình chiến. Hàn Quốc muốn mô tả tất cả thâm nhập NLL là "hành động khiêu khích quân sự", nhưng Mỹ xem đó như là một vấn đề nghiêm trọng đối với quan điểm Mỹ về thỏa thuận đình chiến.[18][19] Năm 1975, quan điểm của UNC là việc đánh cá và tuần tra của Triều Tiên ở phía nam của NLL, bên ngoài phạm vi 3 hải lý (5,6 km) của các đảo do UNC quản lý, là không thể biện minh cho hành động xâm phạm vùng nước do UNC kiểm soát; UNC sẽ không tham gia vào việc thiết lập một vùng đánh cá riêng của Hàn Quốc.[20]

Quan điểm của CHDCND Triều Tiên

Biên giới trên biển tranh chấp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ở biển Hoàng Hải:[21]     A: Đường giới hạn phía bắc do Bộ tư lệnh Liên Hợp Quốc tạo ra nam 1953[22]
     B: Triều Tiên tuyên bố "Inter-Korean MDL", 1999[23]Các địa điểm của đảo cụ thể được phản ánh trong cấu hình của mỗi ranh giới trên biển, bao gồm: 1–Đảo Yeonpyeong: 2–Đảo Baengnyeong: 3–Đảo Daecheong----
Các khu vực khác trên bản đồ
4-Jung-gu (Incheon Intl. Airport), 5-Seoul, 6-Incheon, 7-Haeju, 8-Kaesong, 9-Ganghwa County, 10-Bukdo Myeon, 11-Deokjeokdo, 12-Jawol Myeon, 13-Yeongheung Myeon

Sau khi hiệp định đình chiến 1953 được ký kết giữa Liên Hợp Quốc và Triều Tiên, thỏa thuận về một phần mở rộng trên biển của khu vực phi quân sự đã không đạt được. Năm 1955, Triều Tiên tuyên bố lãnh hải mở rộng 12 hải lý (22 km). từ bờ biển.[24] Hơn nữa, Triều Tiên đã không tranh luận một cách chính thức hoặc chủ động vi phạm NLL tới năm 1973. Lần đầu tiên, các nhà đàm phán của Triều Tiên tại cuộc họp 346 của Ủy ban đình chiến quân sự đã phản đối tình trạng của đường phân giới.[1] Triều Tiên sau đó đưa các nhóm lớn tàu tuần tra qua NLL trên khoảng 43 lần trong tháng mười và tháng mười một.[25][26] Triều Tiên nói rằng nó đã không được thông báo về sự tồn tại của đường phân giới,[13][27] mà bây giờ được khẳng định bằng giải mật điện tín ngoại giao của Mỹ,[11][12] vì vậy họ không thể kháng nghị nó sớm hơn.

Hãng tin nhà nước chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA mô tả các dòng như "phòng tuyến sau cùng để ngăn chặn người dân đào thoát về phía bắc" được vẽ ra để đáp ứng "lợi ích tự biện minh của Washington."[27]

Vào ngày 01/8/1977, Triều Tiên đã thành lập một khu đặc quyền kinh tế lên rộng 200 hải lý (370 km).[28] Họ cũng cố gắng thiết lập một khu vực ranh giới quân sự 50 hải lý (93 km) xung quanh các hòn đảo tranh chấp với Hàn Quốc dọc theo NFL; Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị từ chối.[29][30]

Với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Triều Tiên muốn thiết lập một đặc khu kinh tếcảng biển quốc tếHaeju, cảng nước sâu phía Nam của họ, để phát triển các cơ hội thương mại thay thế. Tuy nhiên, với việc thi hành NLL, việc tiếp cận với Haeju yêu cầu các tàu vận chuyển phải đi dọc theo bờ biển của Triều Tiên 65 hải lý (120 km), trong phạm vi 3 hải lý (5,6 km) của bờ biển. Điều này ngăn cản sự phát triển của Haeju như một cảng quốc tế lớn.[31]

Kể từ tháng 9/1999, Triều Tiên đã tuyên bố một "Giới tuyến quân sự Biển Tây" (còn gọi là "Giới tuyến quân sự Liên Triều - Inter-Korean MDL") tiến về phía nam nhiều hơn. đường ranh giới trên biển này là một đường mở rộng từ ranh giới đất liền cách đều với đất liền của hai miền, với các kênh đến các đảo phía tây bắc dưới sự kiểm soát UNC, tuyên bố được dựa trên quyết định giới hạn luật quốc tế.[2][3][32]

Theo một bài báo năm 2002 của KCNA, NLL vi phạm thỏa thuận đình chiến của Hàn Quốc và lãnh hải 12 dặm theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Bài báo khẳng định Đường giới hạn phía Bắc là một nguyên nhân gốc rễ của xung đột vũ trang, và bằng cách khẳng định đường phân giới Mỹ và Hàn Quốc tìm cách sử dụng nó để châm ngòi cho cuộc xung đột quân sự.[33] Một bài báo trước đó cho biết tại cuộc họp của ủy ban đình chiến quân sự trong tháng 12 năm 1973 và tháng 7 năm 1989 Triều Tiên cho rằng cuộc xung đột trong tương lai là không thể tránh khỏi đường ranh giới quân sự được vẽ trên Hoàng Hải bị xóa bỏ, và thúc giục Mỹ đàm phán biện pháp như vậy.[34]

Ngày 21/12/2009, Triều Tiên thành lập một "peacetime firing zone" phía nam của NLL trong vùng biển tranh chấp với Hàn Quốc.[35][36]

Quan điểm của Hàn Quốc

Quan điểm của Hàn Quốc từ những năm 1970 là:[25]

  • NLL  là một biện pháp không thể thiếu để thực thi các Hiệp định đình chiến;
  • NLL ở vị trí gần giữa các đảo của Hàn Quốc và đất liền Triều Tiên;
  • Triều Tiên đã ngầm chấp thuận NLL cho đến 1973, vì vậy mặc nhiên công nhận NLL.

Năm 2002, Bộ Quốc phòng công bố một bài báo khẳng định lại tính hợp pháp của NLL, và cho rằng tuyên bố của CHDCND Triều Tiên về NLL là không có căn cứ.[13] Tài liệu này kết luận rằng:

  • NLL đã là giới tuyến biển thực tế trong 49 năm qua và đã được khẳng định và xác nhận bởi Hiệp ước Cơ bản Liên Triều 1992 (1992 South-North Basic Agreement);
  • Cho đến một đường ranh giới biển không xâm lược mới được thành lập, NLL sẽ được duy trì giống như giới tuyến quân sự trên đất liền, và các quyết định phản ứng sẽ được thực hiện cho tất cả các sự xâm nhập của Triều Tiên;
  • Bất kỳ đường ranh giới biển không xâm lược mới chỉ có thể được thành lập thông qua các cuộc thảo luận giữa hai miền, và NLL không phải là chủ đề đàm phán giữa Mỹ hoặc UNC với miền Bắc;
  • Các tuyên bố của Triều Tiên vi phạm Hiệp định đình chiến và không tương thích với tinh thần và các quy định của luật quốc tế.

Ngày 4/10/2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã giải quyết các vấn đề tranh chấp NLL bằng một tuyên bố chung:[2]

"Hai miền đã đồng ý để tạo ra một khu vực hòa bình và hợp tác đặc biệt ở Biển Tây 'bao gồm Haeju và vùng phụ cận trong một nỗ lực nhằm chủ động thúc đẩy bằng việc tạo ra một khu vực đánh cá chung và khu vực hòa bình trên biển, thiết lập một vùng kinh tế đặc biệt, tận dụng hải cảng Haeju, cho phép các tàu dân sự đi qua các tuyến đường kết nối trực tiếp tới Haeju và hoạt động chung ở khu vực cửa sông Hàn. "

Tuy nhiên, sau này Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak từ chối tiếp cận này, mô tả NLL là "biên giới quan trọng góp phần gìn giữ hòa bình trên đất của chúng ta."[2]

Các học giả Hàn Quốc tại Viện Hàng hải Hàn Quốc lập luận vào năm 2001, tình trạng pháp lý giữa hai miền Triều Tiên là một chế độ đặc biệt chi phối bởi các thỏa thuận đình chiến, chứ không tuân theo các luật quốc tế thông thường ví dụ như Luật Biển. Do đó, NLL là tùy thuộc vào thỏa thuận chính trị giữa hai miền Triều Tiên, chứ không phải là chế tài luật quốc tế.[25]:212–214

Quan điểm của Mỹ

Quan điểm của Chính phủ Mỹ, phân tách từ Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc, không được thể hiện rõ nét. Khi được hỏi về NLL, đại diện chính phủ Hoa Kỳ thường tham vấn các câu hỏi đến UNC ở Hàn Quốc.[11]

Tháng 2/1975, Ngoại trưởng Henry Kissinger viết trong một điện tín mật, hiện đã được giải mật, rằng "Miền Bắc tuần tra đường giới hạn không có tư cách pháp lý quốc tế... Trong chừng mực nó có mục đích đơn phương phân chia vùng biển quốc tế, nó rõ ràng là trái với luật quốc tế và quan điểm của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển."[11][37] Trước đó, vào năm 1973 một "Joint State-Defense Message" Đại sứ quán MỹSeoul nói rằng Hàn Quốc "là sai lầm trong giả định chúng tôi sẽ tham gia trong nỗ lực để áp dụng NLL",[11] và Đại sứ Mỹ nói với chính phủ Hàn Quốc rằng tuyên bố lãnh hải 12 dặm (19 km) của Triều Tiên đã tạo ra một khu vực bât ổn với NLL.[38]

Trong tháng 11/2010, sau khi Triều Tiên pháo kích Yeonpyeong, Tổng thống Barack Obama cho biết Mỹ đang "vai kề vai" với Hàn Quốc và lên án các cuộc tấn công, nhưng không đề cập cụ thể về NLL.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_giới_hạn_phía_Bắc http://english.peopledaily.com.cn/200211/21/eng200... http://www.atimes.com/atimes/Korea/EF14Dg03.html //books.google.com/books?id=x-VYb-wida8C&pg=PA314 http://articles.latimes.com/2011/jan/06/world/la-f... http://www.reuters.com/article/idUSTRE6AM2O8201011... http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/g/a/2... http://www.stratfor.com/analysis/20101124_dispatch... http://news.xinhuanet.com/english2010/world/2010-0... http://www.law.hawaii.edu/sites/www.law.hawaii.edu... http://digitalcommons.law.umaryland.edu/mscas/vol2...